So sánh đặc điểm của 3 miền tự nhiên nước ta
1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
* Ranh giới dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.
* Đặc điểm:
+ Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung của các dãy núi, đồng bằng mở rộng, địa hình bờ biển đa dạng.
+ Khí hậu: gió mùa đông bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh dài 3 tháng với nhiệt độ < 180c, thành phần loài cây á nhiệt đới trong rừng nhiều.
+ Tài nguyên khoáng sản: Giàu than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm… thềm lục địa vịnh bắc bộ có bể dàu khí sông Hồng.
* Thuận lợi: Tạo điều kiện thuận lợi phát triển nhiều ngành kinh tế nông nghiệp nhiệt đới sản phẩm đa dạng, giao thông vận tải biển, các ngành công nghiệp như khai thác, sản xuất xi măng…
* Khó khăn: Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết.
2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
* Giới hạn: Nằm từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
* Đạc điểm :
+ Miền duy nhất có địa hình núi cao với đầy đủ hệ thống đai cao. Địa hình núi ưu thế, các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo và thung lũng rộng từ đó thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây CN, nông, lâm kết hợp.
+ Các dãy núi thuộc Trường Sơn Bắc ăn lan ra biển đã thu hẹp diện tích đồng bằng, đoạn từ đèo Ngang đến HảiVân có nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp.
+ Khí hậu: ảnh hưởng gió mùa ĐB suy yếu. ở Bắc Trung Bộ mùa mưa vào thu đông mùa hè gió tây khô nóng.
+ Rừng, khoáng sản phong phú (rừng sau Tây Nguyên; khoáng sản: Sắt, Crôm., A palít..)-
* Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phép phát triển đa ngành, công nghiệp, thuỷ điện, lâm, nông, thuỷ sản.
* Khó khăn: Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xuyên.
3. Miền Nam Trung Bộ và Nam bộ:
* Giới hạn: Từ dãy núi Bạch mã trở vào trong Nam.
* Đặc điểm:
+ Địa hình: Gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên badan, ĐB châu thổ sông lớn ở Nam bộ và các ĐB ven biển Nam Trung bộ. Bờ biển khúc khuỷư, nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.
+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt cao, 2 mùa mưa, khô.
+ Sinh vật: Rừng cây họ dầu với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng… ven biển có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất. Trong rừng có các loại trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, các loài chim tiêu biểu của vùng ven biển nhiệt đới, xích đạo ầm, dưới nước nhiều cá tôm.
+ Khoáng sản: dầu mỏ trữ lượnglớn ở thềm lục địa và Tây Nguyên có nhiều bô xít.
* Thuận lợi: Phát triển nông nghiệp (cây công nghiệp ở Tây Nguyên và lương thực và ĐBSCL), phát triển lâm nghiệp (Tây Nguyên) khai thác khoán sản dầu khí ở Đông Nam Bộ, phát triển du lịch (Đà Nẵng, Khánh Hoà, Vũng tàu…), thuỷ sản ở vùng ĐBSCL..
* Khó khăn: Mùa mưa ngập lụt ở đồng bằng Nam Bộ, mùa khô thiếu nước, xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi.