Kiến thức chung

So sánh Luận cương chính trị của đảng (10/1930) và Cương lĩnh chính trị (2/1930)

Cương lĩnh đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được thông qua tại hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930. Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo tháng 10/1930.

>> Xem thêm:

1. Nguồn gốc của hai văn kiện:

– Cương lĩnh đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được thông qua tại hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930.

– Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo tháng 10/1930.

2. Cương lĩnh đầu tiên và Luận cương chính trị về cơ bản là thống nhất trên những nội dung chính yếu về đường lối cách mạng:

– Con đường cách mạng: tư sản dân quyền CM và thổ địa cách mạng.

– Mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng: đều chống đế quốc và chống phong kiến.

– Lực lượng cách mạng: công nông là thành phần chính.

– Phương pháp cách mạng: Bạo lực cách mạng.

– Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.

– Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng.

– Cả hai đều đứng trên lập trường GCCN.

3. Luận cương chính trị đã có sự kế thừa, bổ sung, phát triển Cương lĩnh đầu tiên trên những nội dung cơ bản sau:

– Làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai giai đoạn cách mạng là cách mạng TSDQ và cách mạng XHCN:

+ CLĐT xác định: TSDQCM kết hợp với thổ địa cách mạng để đi tới XHCS.

+ LCCT xác định: TSDQCM kết hợp với thổ địa cách mạng để đi tới XHCS bỏ qua TBCN.

Điều kiện bỏ qua chế độ TBCN: phải có chính quyền; Đảng nắm quyền lãnh đạo, có khối liên minh công – nông vững chắc; có sự giúp đỡ của các nước XHCN.

– Phương pháp cách mạng: đã xác định rõ nguyên tắc và nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang, điều kiện để nhận biết tình thế và thời cơ xuất hiện tình thế.

+ Dùng sức mạnh bạo lực cách mạng của quần chúng dưới khởi nghĩa vũ trang là con đường cơ bản giành chính quyền.

+ Điều kiện: kẻ thù hoang mang đến cực độ; tầng lớp trung gian ngả về phía cách mạng; quần chúng cách mạng đã sẵn sàng và đội tiền phong đã sẵn sàng.

+ Lúc chưa có tình thế cách mạng thì Đảng phải lãnh đạo đấu tranh cho khẩu hiệu “phần ít” tức là mục tiêu đấu tranh “dân sinh, dân chủ”, hình thức công khai, hợp pháp. Khi có tình thế và thời cơ xuất hiện thì phải lập tức lãnh đạo dân chúng cướp

chính quyền.

+ Việc khởi nghĩa không phải việc thường mà phải theo “khuôn phép nhà binh”, tức là có nghệ thuật, tuân theo qui luật khách quan.

– LCCT đã xác định những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng:

+ Đảng phải có đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải trong đấu tranh cách mạng.

+ Phải là đội tiên phong của vô sản giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm gốc.

Những hạn chế của LCCT:

– Luận cương chính trị mới dừng lại ở tầm chiến lược về giải quyết nhiệm vụ cơ bản của CMTSDQ là đánh đồng thời cả đế quốc và phong kiến , nhưng chưa chỉ ra được mục tiêu chủ yếu, nhiệm vụ chủ yếu là đặt nhiệm vụ đánh đế quốc giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

– Chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc của GCTS dân tộc và 1 bộ phận giai cấp địa chủ phong kiến. Do vậy, chưa phát huy được tinh thần đoàn kết, mở rộng lực lượng đoàn kết toàn dân để tiến hành CMTSDQ.

– Chưa chỉ ra được kẻ thù chủ yếu cần tập trung lực lượng cách mạng để đánh đổ, chưa xác định được sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.

Sự khác nhau: LCĐT do ĐCS Việt Nam thông qua, còn LCCT do ĐCS Đông Dương thông qua.

Nguyên nhân hạn chế:

– Nguyên nhân chủ quan:

+ Những người cộng sản lúc bấy giờ chưa nắm chắc và phân tích sâu sắc tình hình thực tế một nước thuộc địa nửa phong kiến, chưa nhận thức sâu sắc đặc điểm truyền thống dân tộc, chưa từng trải trong đấu tranh cách mạng.

+ Việc nhận định đánh giá tình hình chung của Quốc tế cộng sản, vận dụng kinh nghiệm cách mạng thế giới và lý luận Mác-Lênin chưa linh hoạt, sáng tạo.

– Nguyên nhân khách quan:

+ Do ảnh hưởng của quốc tế cộng sản, lúc đó đang nhấn mạnh vấn đề ĐTGC.

+ Thực tiễn cách mạng vô sản thế giới chưa từng có tiền lệ về sự liên minh giai cấp vô sản với giai cấp tư sản dân tộc thành công.

+ Ở Việt Nam, trong thời điểm đó GCTS và TTS dân tộc chưa bộ lộ rõ mặt tích cực và nhiệt huyết cách mạng.

Tuy LCCT có một số hạn chế nhất định, song những vấn đề bổ sung và phát triển của LCCT là rất cơ bản. Điều đó khẳng định LCCT đã trung thành và kế thừa CLĐT của Đảng, giữa hai văn kiện không có sự đối lập và mâu thuẫn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *