So sánh Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế
Tòa án quốc tế là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc thực hiện ủy quyền trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và đưa ra kết luận tư vấn về vấn đề pháp lí theo yêu cầu của Đại hội đồng, Hội đồng bảo an hoặc cơ quan khác của Liên hợp quốc. Quy chế tòa án quốc tế là bộ phận không thể tách rời của Hiến chương Liên hợp quốc. Tòa án quốc tế không phải là cơ quan tư pháp đứng trên các quốc gia để phán xét các vấn đề phát sinh trong đời sống quốc tế.
Trọng tài quốc tế là cơ quan hoặc phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà pháp luật cho phép được giải quyết bằng trọng tài. Trọng tài quốc tế chỉ có chức năng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, các tranh chấp trong các lĩnh vực khác như tranh chấp đường biên giới trên đất liền, trên biển, … không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài quốc tế mà được giải quyết thông qua khâu trung gian của tổ chức quốc tế hay của một nước thứ ba.
Điểm Giống nhau giữa Tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế
– Thành lập dựa trên sự thỏa thuận của các chủ thể Luật quốc tế
– Chức năng chính là giải quyết tranh chấp và còn có thẩm quyền đưa ra ý kiến tư vấn.
– Không có thẩm quyền đương nhiên
– Luật áp dụng: nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế
– Phán quyết là chung thẩm và có giá trị bắt buộc với các bên.
Điểm khác nhau giữa Tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế
Tòa án quốc tế | Trọng tài quốc tế | |
Thành phần | Gồm 15 TP có các QT khác nhau được ĐHĐ và HĐBA LHQ bầu. | Gồm 21 TP do các thành viên CULB bầu thông qua bỏ phiếu kín. |
Thủ tục tố tụng | Thủ tục tố tụng do tòa quy định trên cơ sở quy định tại Quy chế TA CLQT. | Do các bên tranh chấp thỏa thuận quy định. |
Luật áp dụng | Nguyên tắc, qppl quốc tế | Luật quốc tế hoặc LQG (nếu các bên thỏa thuận) |
Giá trị pháp lý của phán quyết | Có thể bị vô hiệu nếu: + ĐƯQT về trọng tài mà các bên kí kết bị vô hiệu + Trọng tài vượt quá thẩm quyền các bên thỏa thuận trao cho + Mua chuộc thành viên HĐTT + TT vi phạm nghiệm trọng quy định về TTTT. | |
Tính công khai | Xét xử công khai | Nguyên tắc xét xử kín |
So với tòa án quốc tế, Trọng tài quốc tế có ưu điểm là sự linh hoạt và mềm dẻo trong quá trình giải quyết tranh chấp. Điều này thể hiện ở chỗ các bên tranh chấp có quyền lựa chọn thủ tục trọng tài, trọng tài viên tham gia hội đồng trọng tài, như vậy các bên có thể đưa ra được Thủ tục đơn giản, linh hoạt cho phép rút ngắn quá trình giải quyết tranh chấp để tiết kiệm thời gian, chi phí.
Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử kín sẽ có ý nghĩa đối với các vụ tranh chấp liên quan đến bí mật quốc gia, không ảnh hưởng đến việc thiết lập các quan hệ quốc tế của các quốc gia trong vụ tranh chấp trong tương lai.