Sự khác nhau giữa áp giải và dẫn giải
Tại điểm k, điểm l, khoản 1, Điều 4, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định:
– Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.
– Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.
Như vậy, có thể thấy pháp luật đã đã quy định rõ từng biện pháp áp dụng cho những đối tượng nào, cụ thể:
– Áp giải chỉ áp dụng cho những người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
– Còn dẫn giải chỉ áp dụng đối với người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố, người bị hại từ chối giám định.
Việc áp giải và dẫn giải này chỉ được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền, do đây là 02 biện pháp mang tính “cưỡng chế”.
Mục đích của áp giải và dẫn giải đều đưa những người này đến địa điểm cần thiết phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.