0Bình luận

Sự khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật hành chính

Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính bao gồm: tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính; chấp hành Quy phạm pháp luật hành chính; sử dụng Quy phạm pháp luật hành chính; áp dụng Quy phạm pháp luật hành chính. Trong đó cần chú ý đến hai hình thức là chấp hành và áp dụng.

(i) Tuân thủ Quy phạm pháp luật hành chính: là việc cá nhân, tổ chức kiềm chế không thực hiện các hành vi mà Quy phạm pháp luật hành chính quy định cấm.

Ví dụ: Không đi vào đường ngược chiều, không bấm còi ở nơi có biển cấm còi…

(ii) Chấp hành Quy phạm pháp luật hành chính: là việc cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi mà pháp luật hành chính đòi hỏi họ phải thực hiện.

Ví dụ: Phải đăng kí tạm trú, tạm vắng; phải đi đúng làn đường…

(iii) Sử dụng Quy phạm pháp luật hành chính: là việc cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền mà pháp luật hành chính cho phép…

(iv) Áp dụng Quy phạm pháp luật hành chính: là việc cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào Quy phạm pháp luật hành chính hiện hành để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lí hành chính nhà nước.

Ví dụ: Ủy ban nhân dân căn cứ các quy định trong luật đất đai và các nghị định hướng dẫn để giao đất cho cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: các yêu cầu khi áp dụng Quy phạm pháp luật hành chính là:

– Đúng nội dung, mục đích của quy phạm được áp dụng;

– Đúng thẩm quyền;

– Đúng thủ tục;

– Đúng thời hạn, thời hiệu;

– Công khai.

Ý kiến