Tại sao nói áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mang tính đặc thù?
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích của con người nhằm làm cho các qi định của hiến pháp và pháp luật trở thành hiện thực trong đời sống xã hội, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật. Thực hiện pháp luật gồm bốn hình thức như sau:
(i) Tuân thủ pháp luật:
Tuân thủ pháp luật là các hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật sẽ tự kiềm chế hình để không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm.
Trong trường hợp này, quy phạm pháp luật tương ứng là mang tính chất cấm, còn hành vi của chủ thể là không hành động.
(ii) Chấp hành pháp luật:
Chấp hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình với hành động tích cực. Phát hiện bằng chứng người phạm tội thì đến ngay báo cho công an.
Trong hình thức này, quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ mang tính bắt buộc phải thực hiện; còn chủ thể hành động tích cực
(iii) Sử dụng pháp luật:
Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật sử dụng quyền năng, pháp lý để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình .
(iv) Áp dụng pháp luật:
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật do các cơ quan nhà nước hoặc CBCC có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện đúng qui định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các qui định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm rứt các quan hệ pháp luật cụ thể.
Đối với áp dụng pháp luật, qui phạm pháp luật là cấm, cho phép, bắt buộc (tất cả các qui phạm pháp luật) . Hành vi của chủ thể phải là hành động và hợp pháp. .
Như vậy, khác với ba hình thức Tuân thủ, Chấp hành, Sử dụng pháp luật, hình thức Áp dụng pháp luật là nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện hoặc tự mình thực hiện các qui phạm pháp luật.
Căn cứ vào những vấn đề nêu trên thì áp dụng pháp luật được xem là đặc thù vì luôn luôn có một chủ thể đặc biệt là nhà nước, luôn luôn có sự tham gia của nhà nước.