Tại sao nói pháp luật mang tính giai cấp?
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.
>>> Xem thêm:
- 200 câu nhận định đúng sai môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Đất đai có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật So sánh có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Hành chính có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai Luật tố tụng dân sự có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai có đáp án môn Luật Thương mại quốc tế
- 300 câu nhận định đúng sai môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền trong xã hội, là công cụ điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội theo chiều hướng bảo vệ lợi ích, bảo vệ quyền và địa vị thống trị của lực lượng này. Nói cách khác, nó là ý chí của lực lượng cầm quyền được nâng lên thành luật. Bởi vì:
– Các giai cấp thống trị trong lịch sử đều theo đuổi mục đích củng cố và bảo vệ quyền thống trị của mình, tìm mọi cách để đạt mục đích đó. Một trong những cách có hiệu quả nhất là biến ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà nước và từ ý chí của nhà nước sẽ thể hiện ra thành các quy định cụ thế của pháp luật, tức là thành các quy tắc xử sự có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện trong toàn xã hội. Làm như vậy, giai cấp thống trị có thể hướng hoạt động của toàn xã hội vào việc đạt mục đích của nó.
– Pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều hướng mà giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền mong muốn nhằm bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị của lực lượng này. Vì thế, trong pháp luật có nhiều quy định thể hiện tính giai cấp của nó như: Quy định thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, quyền thống trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị…
– Biểu hiện tính giai cấp của pháp luật có sự thay đổi qua các kiểu pháp luật:
+ Pháp luật chủ nô thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô và tính giai cấp của kiểu pháp luật này thể hiện khá công khai, rõ rệt.
+ Pháp luật phong kiến thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ, phong kiến và tính giai cấp của kiếu pháp luật này cũng thể hiện công khai, rõ rệt.
+ Pháp luật tư sản thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, song biểu hiện tính giai cấp của kiểu pháp luật này có sự thay đổi qua các giai đoạn phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa – Ớ giai đoạn của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, tính giai cấp của pháp luật tư sản chưa thể hiện công khai thì ở giai đoạn của chủ nghĩa để quốc, tính giai cấp của pháp luật tư sản thể hiện công khai và rõ rệt hơn nhiều so với giai đoạn trước; còn ở giai đoạn của chủ nghĩa tư bản hiện đại, tính giai cấp của pháp luật tư sản có xu hướng thể hiện mờ nhạt hơn so với giai đoạn trước.
+ Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và những người lao động khác dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, là sự thể chế hóa đường lối, chính sách của đảng này. Tính giai cấp của kiểu pháp luật này thể hiện mờ nhạt nhất trong tất cả các kiêu pháp luật vì giai cấp thống trị trong xã hội này chiếm tuyệt đại đa số dân cư.