Chính sách mớiDoanh nghiệp - Đầu tưLao động - Tiền lươngTin tức pháp luật nổi bật

Tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022: Ai được lợi, ai ảnh hưởng?

Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 2022 có tăng không?

Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022 được Hội đồng Tiền lương quốc gia chốt đề xuất tăng 6% để trình lên Chính phủ xem xét, quyết định. Với đề xuất này, mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022 cụ thể như sau:

– Mức 4.680.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

– Mức 4.160.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

– Mức 3.640.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

– Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Hiện hành, theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng với vùng I là 4.420.000 đồng/tháng; vùng II là 3.920.000 đồng/tháng; vùng III là 3.430.000 đồng/tháng và vùng IV là 3.070.000 đồng/tháng.

Như vậy, sau 2,5 năm giữ nguyên thì dự kiến từ ngày 01/7/2022 mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% (tăng thêm từ 180.000 đồng đến 260.000 đồng tùy vùng).

Ai được tăng lương từ ngày 01/7/2022?

Theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 thì tiền lương tối thiểu trả cho người lao động (chưa bao gồm phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) phải ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng được công bố.

Như vậy, nếu mức lương tối thiểu vùng năm 2022 tăng đúng như dự kiến thì từ ngày 01/7/2022, các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh tiền lương cho phù hợp để trả cho người lao động.

Doanh nghiệp chỉ buộc phải tăng lương cho những người lao động đang được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới. Cụ thể như sau:

– Vùng I: Phải tăng lương cho những người lao động có mức lương < 4,68 triệu đồng/tháng.

– Vùng II: Phải tăng lương cho những người lao động có mức lương < 4,16 triệu đồng/tháng.

– Vùng III: Phải tăng lương cho những người lao động có mức lương < 3,63 triệu đồng/tháng.

– Vùng IV: Phải tăng lương cho những người lao động có mức lương < 3,25 triệu đồng/tháng.

Với những trường hợp đã được trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng mới, doanh nghiệp không có trách nhiệm phải tăng lương.

Tăng lương ảnh hưởng đến doanh nghiệp ra sao?

(i) Về chi phí trả lương

Người lao động hưởng lương tháng hay lương khi ngừng việc đều được tăng khi lương tối thiểu vùng tăng.

– Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì việc tăng lương tối thiểu vùng không có sự tác động lớn đến doanh nghiệp.

– Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng lao động đông đảo, thì việc tăng chi phí trả lương cho lương tối thiểu vùng có tác động rất lớn và không phải là con số nhỏ.

Khi lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương thấp nhất doanh nghiệp phải trả cho người lao động cũng tăng theo. Những người lao động có mức lương thấp hơn mức tối thiểu vùng sẽ được tăng bằng lương tối thiểu vùng kéo theo các lao động khác ít nhiều cũng sẽ được tăng lương.

Như vậy, việc tăng lương tối thiểu vùng làm cho doanh nghiệp phát sinh chi phí trả lương tăng lên.

(ii) Về tiền đóng bảo hiểm, phí công đoàn

Trong chi phí đóng bảo hiểm cho người lao động, số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra cao hơn nhiều so với số tiền người lao động phải đóng.

Theo quy định, mức đóng phí công đoàn của các doanh nghiệp bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.

Như vậy, khi tăng lương đồng nghĩa với việc tăng tiền đóng bảo hiểm, phí công đoàn nếu doanh nghiệp không muốn bị xử phạt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *