0Bình luận

Tập quán pháp và tiền lệ pháp có được thừa nhận/sử dụng ở Việt Nam hiện nay không?

Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật. Trong lịch sử đã có ba hình thức pháp luật là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản pháp luật.

Nhưng hiện nay, tập quán pháp và tiền lệ pháp có được thừa nhận/sử dụng ở Việt Nam không? Theo đó:

>>> Xem thêm:

1. Về tập quán pháp

Tập quán pháp là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, nâng chúng thành những quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Đây là hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất và được sử dụng nhiều trong các nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến. Trong nhà nước tư sản, hình thức này vẫn được sử dụng nhiều, nhất là ở các nước có chế độ quân chủ.

Vì tập quán hình thành một cách tự phát, ít biến đổi và có tính cục bộ, cho nên hình thức tập quán pháp về nguyên tắc không phù hợp với bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Tuy vậy, cũng có một số tập quán thể hiện truyền thống và đạo đức dân tộc, có tác dụng tốt trong việc hình thành tính cách con người mới xã hội chủ nghĩa và làm phong phú đời sống văn hóa nhân dân.

Vì vậy, các nhà nước xã hội chủ nghĩa (trong đó có Việt Nam) trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn thừa nhận một số tập quán tiến bộ tuy nhiên ở mức độ hạn chế.

2. Về tiền lệ pháp

Tiền lệ pháp (án lệ) là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét xử giải quyết những vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việc tương tự.

Hình thức này đã được sử dụng trong các nhà nước chủ nô, được sử dụng rộng rãi trong các nhà nước phong kiến và hiện nay vẫn chiếm vị trí quan trọng trong pháp luật tư sản, nhất là ở Anh, Mỹ (đặc biệt là trong dân luật).

Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ quan lập pháp mà xuất hiện từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp. Vì vậy, hình thức này dễ tạo ra sự tùy tiện, không phù hợp với nguyên tắc pháp chế đòi hỏi phải tôn trọng nguyên tắc tối cao của luật và phải phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật.

Tuy nhiên, trên thực tế trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ (nhất là thời kỳ sau cách mạng), do hệ thống pháp luật chưa được xây dựng được hoàn chỉnh, trước yêu cầu của cách mạng cần phải giải quyết ngay một số vụ việc, trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn còn sử dụng hình thức này.

Tính đến thời hiểm hiện tại, Việt Nam đã có tổng cộng 52 án lệ được thông qua và được áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ án liên quan trong hoạt động tố tụng.

Ý kiến