Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên doanh nghiệp;
– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
– Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
– Thông tin đăng ký thuế;
– Số lượng lao động dự kiến;
– Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
– Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Như vậy, có thể thấy thông tin về vốn điều lệ là thông tin bắt buộc phải có trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Hiện nay, mức vốn điều lệ sẽ do cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp chủ động đăng ký sao cho phù hợp với khả năng cũng như nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp sau khi thành lập, trừ một số ngành nghề yêu cầu phải có vốn pháp định hoặc phải ký quỹ.
Một số ngành nghề yêu cầu về vốn pháp định:
– Kinh doanh sản xuất phim: Yêu cầu vốn pháp định 200 triệu đồng.
– Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe: Yêu cầu vốn pháp định 300 tỉ đồng.
– Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: Yêu cầu vốn pháp định 400 tỉ đồng.
– Kinh doanh vận chuyển hàng không: Yêu cầu vốn pháp định 1000 tỉ đồng nếu khai thác từ 11 đến 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế.
– Kinh doanh cảng hàng không quốc tế: Yêu cầu vốn pháp định 200 tỉ đồng.
– Kinh doanh cảng hàng không nội địa: Yêu cầu vốn pháp định 100 tỉ đồng…