0Bình luận

Thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là gì? Bản chất của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

Sự ra đời học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội của C.Mác và Ph.Ăngghen đã đánh dấu một bước nhận thức mới, thực sự khoa học về lịch sử nhân loại. Theo đó, xã hội loài người đã và sẽ tuần tự trải qua 5 hình thái kinh tế – xã hội từ thấp đến cao, trong đó hình thái kinh tế – xã hội Cộng sản chủ nghĩa là hình thái cuối cùng,tiến bộ nhất trong lịch sử loài người.

Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa cộng sản được chia thành 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội ( thời kỳ quá độ)

2. Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, tương ứng là xã hội XHCN

3. Giai đoạn Cộng sản chủ nghĩa

Học thuyết kinh tế- xã hội Mác- Lê- nin đã chỉ ra năm hình thái kinh tế- xã hội mà loài người phải trải qua, đó là: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và cộng sản chủ nghĩa. So với các hình thái kinh tế xã
hội đã xuất hiện trong lịch sử, hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa có sự khác biệt về chất, đó là không có giai cấp đối kháng. Bởi vậy theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê- nin, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai đoạn này được Lê- nin ví như “những cơn đau đẻ kéo dài”.

“Thời kỳ quá độ” là một giai đoạn độc lậpcó vị trí riêng biệt nằm giữa chủ nghĩa tư bản và CNXH, nó chưa phải là CNXH và cũng không nằm ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Như vậy, thực chất của thời kỳ quá độ là thời kỳ cải biến từ xã hội tiền tư bản và tư bản chủ nghĩa lên xã hội chủ nghĩa, là cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giữa một bên là giai cấp công nhân liên minh với các tầng lớp nhân lao động khác đã giành được chính quyền, đang ra sức phấn đấu, xây dựng xã hội với một bên là giai cấp tư sản đang thống trị, bóc lột đã bị đánh đổ nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Đó là cuộc đấu tranh diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và là cuộc đấu tranh lâu dài và phức tạp. Có hai hình thức quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên xã hội chủ nghĩa: 1) Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển. Thời kỳ này trong lịch sử cho tới nay chưa từng diễn ra. 2) Quá độ gián tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển. Điển hình là Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, hay với Trung Quốc và Việt Nam là những nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản.

Xuất phát từ quan điểm cho rằng chủ nghĩa mà cộng sản không phải là một trạng thái cần tạo ra, cũng không phải một lý tưởng mà hiện thực phải tuân theo mà là kết quả của phong trào hiện thực, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng các nước lạc hậu có thể rút ngắn khá nhiều trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội mà không cần trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Quán triệt và vận dụng sáng tạo những lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê- nin trong thời đại ngày nay, chúng ta có thể khẳng định rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các nước lạc hậu hoàn toàn có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa bằng cách đi trước đón đầu, ta không phủ nhận mà tiếp thu, kế thừa những thành tựu đã đạt được của chủ nghĩa tư bản, đó là những thành tựu về khoa học công nghệ, quản lý xã hội để xây dựng một nền kinh tế hiện đại và phát triển nhanh lực lượng sản xuất.

Bùi Minh Anh

Ý kiến