Tình hình thế giới và trong nước sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?
1. Tình hình thế giới
– Những năm 30 của thế kỷ XX các thế lực phát xít cầm quyền ở một số nước Đức, Ý, Nhật ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến tranh phân chia lại thế giới.
– Đứng trước nguy cơ đó, Đại hội VII của Quốc tế cộng sản (7/1935) xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là CNPX và đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân để chống CNPX và nguy cơ chiến tranh.
– Năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng xã hội làm nòng cốt được nhân dân ủng hộ đã lên cầm quyền. Chính phủ mới này đã thực hiện nới rộng quyền tự do dân chủ cho các nước thuộc địa.
2. Tình hình trong nước
a. Chính trị:
– Chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình thuộc địa ở ĐD, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do dân chủ.
– Ở VN, nhiều Đảng phải hoạt động, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau. Nhưng ĐCSĐD hoạt động mạnh nhất.
b. Kinh tế :
Sau khủng hoảng 1929 – 1933, Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa để bù đắp thiệt hại.
– NN: chỉnh quyền thực dân tạo điều kiện cho TB Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân lập đồn điền (lúa, cao su, cà phê…)
– CN: Pháp đẩy mạnh ngành khai mỏ; sản lượng các nghành dệt, rượu, xi măng tăng. Các ngành điện, nước, cơ khí, đường ít phát triển.
– TN; Pháp độc quyền buôn bán thuốc phiện, rượu, muối…thu lợi nhuận cao. – Những năm 1936 – 1939, kinh tế VN có phục hồi và phát triển, nhưng vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp..
c. Xã hội:
Đời sống của đa số nhân dân vẫn lâm vào cảnh khó khăn, cơ cực, nên họ hăng hái tham gia đấu tranh đòi cải thiện đời sống, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.