Tóm tắt chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ (1961-1965)
Cuối 1960, sau phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam, Mỹ đề ra và thực hiện “Chiến tranh đặc biệt” (1960 – 1965) ở miền Nam Việt Nam.
>> Xem thêm:
- Tóm tắt, so sánh 4 chiến lược chiến tranh của Mỹ
- So sánh Luận cương chính trị của đảng (10/1930) và Cương lĩnh chính trị (2/1930)
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
- Tóm tắt chiến dịch Biên Giới Thu – Đông năm 1950
- Nội dung, ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị tháng 2/1951
- Tóm tắt diễn biến, kết quả của phong trào Đồng Khởi 1959-1960
- So sánh chiến dịch Việt Bắc 1947 và Biên Giới 1950
1. Hoàn cảnh
Cuối 1960, sau phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam, Mỹ đề ra và thực hiện “Chiến tranh đặc biệt” (1960 – 1965) ở miền Nam Việt Nam. Trong khi đó, trên thế giới, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ đe doạ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Để đối phóng lại Tổng thống Mỹ G.Kenơđi đã đề ra chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” và tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt.
2. Thời gian từ 1961 đến giữa 1965
3. Âm mưu
– Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.
– Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”
4. Thủ đoạn
– Đề ra kế hoạch Xtalây – Taylo : Bình định miền Nam trong 18 tháng.
– Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn.
– Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
– Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam (MACV).
– Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.