Kiến thức chung

Tóm tắt chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ (1969-1975)

1. Hoàn cảnh

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta vào tết mậu thân 1968 làm phá sản chiến lược “ chiến tranh cục bộ” làm chấn động nước Mỹ và thế giới , buộc mĩ phải đưa ra chiến lược ct mới để cứu vãn tình hình.

Đầu năm 1969, Tổng thống Níchxơn vừa lên nắm chính quyền đã đề ra chiến lược toàn cầu “Ngăn đe thực tế” và tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn đông dương là “Đông Dương hóa chiến tranh”.

2. Thời gian 1969-1975

3. Âm mưu: Dùng người việt đánh người việt và dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

4. Thủ đoạn

– Mỹ tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô, nhằm cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

(i) Giai đoạn 1969-1972

– Rút dần quân Mỹ và quân đồng minh khỏi chiến tranh.

– Tăng cường quân đội ngụy sài gòn trên chiến trường để “ thay màu da trên xác chết”.

– Mở rộng xâm lược Lào và Campuchia, thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

– Mỹ tăng viện trợ giúp quân số ngụy tăng lên 1 triệu người cùng với trang thiết bị hiện đại để quân ngụy tự gánh vác được chiến tranh.

– Thực hiện thủ đoạn ngoại giao xảo quyệt, lợi dụng mâu thuẫn Trung – Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước đó đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta

– Tăng cường đánh phá miền bắc bằng không quân.

(ii) Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam

Nội dung của Hiệp định Paris:

– Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

– Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27-01-1973 và Hoa Kỳ cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống  miền Bắc Việt Nam.

– Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

– Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp nước ngoài.

Ý nghĩa lịch sử:

– Thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả 2 miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

– Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

(iii) Giai đoạn từ sau hiệp định Pari đến 1975

– Mỹ rút khỏi chiến trường nhưng vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn và vẫn viện trợ cho quân ngụy để tiếp tục cuộc chiến tranh ra sức phá hoại hiệp định Paris.

– Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” mở nhiều cuộc hành quân “ bình định” “lấn chiếm” vùng giải phóng của ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *