0Bình luận

Ưu và nhược điểm của HĐĐT không có mã của cơ quan thuế

Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.

Ưu điểm của HĐĐT không có mã của cơ quan thuế

– Hóa đơn sau khi xuất không cần gửi lên thuế cấp mã nên linh hoạt về thời điểm lập hóa đơn.

– Không lo gián đoạn xuất hóa đơn khi hệ thống thuế bị sự cố.

Nhược điểm của HĐĐT không có mã của cơ quan thuế

– Điều kiện về hạ tầng CNTT: cần có hệ thống phần mềm kế toán.

– Phải kiểm soát việc gửi dữ liệu hóa đơn lên thuế trong ngày.

– Có thể gặp rủi ro phạt do chậm gửi dữ liệu hóa đơn lên thuế.

Một số thông tin cần biết về HĐĐT không có mã của cơ quan thuế

(i) Mã của cơ quan thuế: Không có.

(ii) Đối tượng áp dụng:

– Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực: điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy

– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

(iii) Ký hiệu hóa đơn:

Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là: K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế

Ví dụ: 1K23TYY – là hóa đơn giá trị gia tăng loại không có mã được lập năm 2023 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

(iv) Thủ tục đăng ký sử dụng:

Trên mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT:

– Tại mục 1. Hình thức hóa đơn: tích vào Không có mã của cơ quan thuế.

– Tại mục 2: Hình thức gửi dữ liệu hóa đơn điện tử: tích chọn hình thức phù hợp ở mục b.

– Tại mục 3. Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử: tích chọn phương án phù hợp.

(v) Xuất hóa đơn:

B1: Lập hóa đơn

B2: Ký số

B3: Gửi cho người mua

(vi) Chuyển dữ liệu hóa đơn lên cơ quan thuế: Có 2 hình thức:

– Chuyển theo bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn cùng với thời gian gửi Tờ khai thuế giá trị gia tăng (tháng/quý).

– Chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn áp dụng đối với các trường hợp còn lại: Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi hóa đơn cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế (chậm nhất là trong cùng ngày gửi cho người mua).

(vii) Xử lý bảng tổng hợp hóa đơn điện tử có sai sót:

Đối với doanh nghiệp chuyển dữ liệu hóa đơn theo hình thức bảng tổng hợp:

– Sau thời hạn chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, trường hợp thiếu dữ liệu hóa đơn điện tử tại bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế thì người bán gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử bổ sung;

– Trường hợp bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót thì người bán gửi thông tin điều chỉnh cho các thông tin đã kê khai trên bảng tổng hợp;

Ý kiến