Vai trò của Đảng trong kháng chiến chống Pháp là gì?
Kháng chiến toàn dân: Là toàn dân tham gia kháng chiến, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Đường lối này xuất phát từ truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, mục đích của cuộc kháng chiến là “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của chủ tịch Hồ Chí Minh. Muốn phát huy sức mạnh của toàn dân kháng chiến phải đánh lâu dài, muốn có lực lượng đánh lâu dài thì phải huy động lực lượng toàn dân. Có toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện, tự lực cánh sinh.
– Kháng chiến tòan diện: Bao gồm các mặt quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao. Phải kháng chiến toàn diện vì địch đánh ta tòan diện nên ta phải chống lại chúng tòan diện. Ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc mặt khác kháng chiến tòan diện sẽ tạo điều kiện cho nhân dân ta đóng góp cho cách mạng theo sức của mình.
– Kháng chiến trường kì: Đây là chủ trương sáng tạo của Đảng trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh của nước ta bấy giờ. Đồng thời phát huy truyền thống của dân tộc lấy yếu chống mạnh, lấy chính nghĩa thắng hung tàn. Mặt khác về lực lượng của ta không đc tinh nhuệ, thiện chiến qua đào tạo bài bản như địch cho nên ta đánh lâu dài để chuyển hóa lực lượng, làm cho đich yếu dần, ta sẽ tiến lên đánh bại địch. Càng kéo dài quân địch càng lung lay và khẳng định đc rằng cuộc cách mạng của ta là chính nghĩa.
– Tự lực cánh sinh: Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Đảng ta đề ra chủ trương này vì ta hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố khách quan và chủ quan trong đó yếu tố chủ quan giữ vai trò quan trọng nhất. Chỉ có nỗ lực của bản thân đất nước thì cuộc cách mạng mới có chỗ dựa vững chắc, phát huy được hết sức mạnh của mình, mặc dù ta vẫn coi trọng các yếu tố bên ngoài.
Tình hình và nhiệm vụ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra thời kỳ phát triển lịch sử mới cho dân tộc Việt Nam. Trong dòng thác chung của tiến trình phát triển cách mạng thế giới lúc ấy, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đứng trước bối cảnh đặc biệt.
(i) Tình hình quốc tế
Sau Cách mạng tháng Mười Nga, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời. Từ thành trì cách mạng của thế giới đó, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một loạt nước được Hồng quân Liên Xô giải phóng khỏi ách phái xít đã đứng vào hàng ngũ các nước xã hội chủ nghĩa. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu trở thành trụ cột cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và bảo vệ hòa bình của nhân dân thế giới.
Cách mạng giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới làm lung lay hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ.
Phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ của công nhân, nhân dân lao động, của các Đảng Cộng sản ở nhiều nước tư bản, có tác động mạnh đến chính sách đối nội, đối ngoại của các thế lực đang cầm quyền trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Hệ thống các nước đế quốc chủ nghĩa có thay đổi vị trí: Các nước phát xít bị bại trận, các đế quốc đại diện cho chủ nghĩa thực dân kiểu cũ như Anh, Pháp suy yếu; Mỹ trở thành đế quốc lớn nhất, có sức chi phối hệ thống đế quốc và đang trở thành sen đầm quốc tế.
Cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa phong trào giải phóng dân tộc chống ách thực dân, giữa thế lực đế quốc cũ và mới là nội dung chính của tiến trình lịch sử thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tình hình đó tác động sâu sắc đến lịch sử Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.
(ii) Tình hình trong nước
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ vừa ra đời, vừa phải đối phó với nhiều kẻ thù. Ở miền Bắc, với danh nghĩa Đồng minh giải giáp quân Nhật, 20 vạn quân Tưởng vào đóng quân từ bắc vĩ tuyến 16 đến biên giới Việt–Trung. Quân Tưởng tìm mọi cách lật đổ chính quyền cách mạng, tạo điều kiện cho lực lượng tay sai lên nắm chính quyền.
Với danh nghĩa giải giáp quân Nhật, quân đội Anh vào đóng ở miền Nam, đã giúp quân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. Họ trang bị lại vũ khí cho cả quân Nhật để sử dụng chúng tiếp sức cho Pháp. Được sử ủng hộ của quân đội Anh, ngay trong ngày 2-9-1945, quân Pháp đã nổ súng giết hàng chục người khi đồng bào ta đang mít tinh mừng ngày độc lập ở Sài Gòn. Ngày 23-9-1945, Pháp tiến công Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần hai.
Sự hiện diện và hoạt động của hàng chục vạn quân Tưởng, Anh, Pháp, Nhật trên nước ta đã tạo điều kiện cho tay sai của chúng, gồm Việt Quốc, Việt Cách… chống phá cách mạng ráo riết.
Tình hình phức tạp, cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù đã đặt ra muôn vàn khó khăn cho chính thể cộng hoà non trẻ Việt Nam.
Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ, tiêu điều bởi hậu quả của chính sách cai trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Mọi ngành kinh tế ngừng trệ, bế tắc. Tài chính quốc gia trống rỗng. Các loại tiền mất giá của quân đội Tưởng được tung vào thị trường càng làm cho tài chính Việt Nam khó khăn hơn. Nạn đói năm 1945 làm cho gần hai triệu người chết chưa khắc phục xong, thì nguy cơ nạn đói mới lại đe doạ nhân dân. Chế độ thực dân để lại nhiều hậu quả xã hội nặng nề. Nổi bật nhất là trên 90% nhân dân mù chữ.
Cách mạng vừa thành công, thể chế dân chủ cộng hoà chưa được củng cố, đã phải đương đầu với khó khăn từ mọi phía. Đây là thời kỳ vận mệnh dân tộc ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và bằng tài trí, kiên cường, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc vượt qua chặng đường lịch sử khó khăn nhất.