Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội
1. Quan niệm về đạo đức
a. Đạo đức là gì?
Khái niệm : Là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội.
b. Phân biệt đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người
– Giống nhau : Đều là phương thức điều chỉnh hành vi con người.
– Khác nhau :
+ Đạo đức : Tự giác thực hiện → nếu không thực hiện sẽ bị xã hội lên án.
+ Pháp luật : Bắt buộc thực hiện → nếu không thực hiện sẽ bị PL cưỡng chế.
2. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội
a. Đối với cá nhân
– Góp phần hoàn thiện nhân cách
– Giáo dục lòng nhân ái, vị tha
– Có ý thức, năng lực và sống thiện.
b. Đối với gia đình
– Đạo đức là nền tảng hạnh phúc của gia đình.
– Đạo đức tạo nên sự ổn định và phát triển của gia đình.
c. Đối với xã hội
– xã hội sẽ phát triển bền vững nếu xã hội đó thực hiện đúng các quy tắc chuẩn mực đạo đức. – xã hội sẽ mất ổn định nếu đạo đức xuống cấp.