Văn bản pháp luật nào có hiệu lực pháp lý cao nhất?
Văn bản quy phạm pháp luật là sản phẩm của quyền lực nhà nước, thể hiện khả năng của mỗi cơ quan trong việc tác động vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nên vị trí thứ bậc của văn bản quy phạm phụ thuộc vào vị trí của cơ quan ban hành văn bản trong bộ máy nhà nước theo quy tắc: Cơ quan nào có vị trí cao trong bộ máy nhà nước thì văn bản quy phạm do cơ quan đó ban hành cũng có vị trí cao trong hệ thống pháp luật và ngược lại.
Còn đối với những văn bản có thể loại khác nhau nhưng cùng chủ thể ban hành thì việc xác định thứ bậc hiệu hiệu lực pháp lý của những văn bản đó dựa vào tính chất của văn bản.
Chẳng hạn, Quốc hội ban hành ba loại văn bản gồm Hiến pháp, luật, nghị quyết. Trong đó, Hiến pháp là đạo luật cơ bản, quy định về chế độ chính trị, tổ chức bộ máy, quyền con người, quyền và nghĩ vụ cơ bản của công dân…
– Hiến pháp được quy định là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất;
– Sau đó đến các luật với tính chất là văn bản đặt ra quy định điều chỉnh quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực;
– Và cuối cùng là nghị quyết, quy định những vấn đề cụ thể hơn như: tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; thực hiện thí điểm một số chính sách mới; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia…