Ví dụ về các trường hợp áp dụng pháp luật tương tự
Áp dụng tương tự pháp luật là dùng những quy phạm pháp luật đang có hiệu lực đối với những quan hệ tương tự như quan hệ cần xử lý để điều chỉnh những quan hệ cần xử lý đó nhưng không có quy phạm trực tiếp điều chỉnh quan hệ đó.
Áp dụng tương tự pháp luật có thể được thể hiện dưới dạng:
+ Thứ nhất, có quan hệ thuộc lĩnh vực luật dân sự điều chỉnh nhưng không có quy phạm trực tiếp điều chỉnh quan hệ A này. Trường hợp này còn được gọi là áp dụng tương tự quy phạm pháp luật.
+ Thứ hai, có quan hệ B, có quy phạm B trực tiếp điều chỉnh, quan hệ B tương tự như A thuộc lĩnh vực do luật dân sự điều chỉnh. Trong trường hợp này có thể dùng quy phạm B để điều chỉnh quan hệ A. Đây là trường hợp áp dụng tương tự pháp luật.
Việc áp dụng tương tự pháp luật bao gồm các trường hợp sau:
+ Trường hợp thứ nhất, áp dụng tương tự điều luật.
+ Trường hợp thứ hai, áp dụng các nguyên tắc chung của pháp luật.
Một số ví dụ về các trường hợp áp dụng pháp luật tương tự:
– Ví dụ 1: Dùng quan hệ vay để xử lý cho quan hệ hụi họ (chơi phường) hay dùng các quan hệ về dịch vụ để điều chỉnh các quan hệ về đổi công cho nhau.
Việc áp dụng các quy pháp pháp luật của ngành luật khác để giải quyết các tranh chấp dân sự gọi là áp dụng tương tự pháp luật.
– Ví dụ 2: Anh A chết có một người phụ nữ là chị B đến nhận là vợ của anh A và để đòi được hưởng di sản thừa kế của anh A.
Để xác định chị B có đúng là vợ của anh A hay không thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải căn cứ vào quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình để giải quyết. Đây chính là trường hợp áp dụng tương tự pháp luật.