Ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm phạm vào các quan hệ xã hội đã được xã hội xác lập bảo vệ. Vi phạm pháp luật thường gây nguy hiểm cho xã hội, tác động tiêu cự đến các mặt của đời sống. Để biết một hành vi là vi phạm pháp luật ta dự vào bốn dấu hiệu nhận diện hành vi vi phạm pháp luật.
Hành vi vi phạm pháp luật: Hành vi vi phạm PL có hai loại: hành động và hành vi không hành động
+ Hành vi hành động: là hành vi của chủ thể PKL được biểu hiện dưới dạng hành động có thể bị xem là vi phạm pháp luật khi chủ thể làm một việc mà pháp luật cấm làm. Ví dụ như: buôn ma túy, đốt pháo tết, đi xa máy không đội mũ bảo hiểm…
+ Hành vi được biểu hiện dưới dạng không hành động có thể bị xem là vi phạm pháp luật khi chủ thể pháp luật không làm được việc mà pháp luật buộc phải làm. Ví dụ khi đi đường mà gặp người bị tai nạn giao thông mà không cứu chữa; thấy người sắp chết đuối trong khi mình biết bơi mà không cứu; sản xuất kinh doanh không nộp thuế…
Nếu hành vi trái với quy định của pháp luật hiện hành nhưng pháp luật chưa quy định thì hành vi đó vẫn là hợp pháp. Ví dụ không đội mũ bảo hiểm khi chưa có nghị quyết 36 thì không vi phạm PL. Hoặc cố ý truyền nhiễm HIV cho người khác, nếu hành động này xảy ra trước 0h00’ ngày 2/7/2000 thì không vi phạm pháp luật.
* Sự kiện bất ngờ: Nếu chủ thể có hành vi gây hậu quả cho xã hội, nhưng chủ thể chứng minh được là sự kiện bất ngờ thì cũng không vi phạm PL. Ví dụ như người điều khiển xe đang đi trên đường bị đá rơi trúng xe, làm chết người, không vi phạm vì chủ xe bị đá rơi bất ngờ; Hoặc, trong tình thế cấp thiết xảy ra, không còn lựa chọn nào khác, nếu không sẽ gây thiệt hại lớn hơn nhiều. VD như tàu viễn dương chở gạo xuất khẩu thì bất ngờ có bão mà các thông tin đại chúng chưa kịp thời đưa tin, với kinh nghiệm của mình, thuyền trưởng đã cho đổ gạo xuống biển để cứu người, cứu tàu. Thuyền trưởng đã chứng minh không còn cách nào khác, nên hành vi đổ gạo xuống biển dù trái luật nhưng vẫn không có lỗi.
Trường hợp phòng vệ chính đáng: bị đối tượng khác đang tác động vào mình hoặc người khác thì mình tác động lại tương ứng với người khác tác động vào. Thì cũng coi là hành vi không vi phạm PL. VD: Công dân A đang đi trên đường, đột nhiên có một nhóm thanh niên cầm dao, gậy vây đánh. A bỏ chạy, nhưng không may vào một đường cụt, không lối thoát, A nhặt được khúc gỗ và đánh trả làm các đối tượng trên bị trọng thương. Trường hợp này A bất khả kháng, đánh để bảo vệ mình nên không có tội.
* Lỗi:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: là trường hợp chưa thể hiện hành vi, thấy trước được hành vi của mình và là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi ấy gây ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra , dẫn đến hậu quả xảy ra. VD: Giăng dây điện ra vườn để bảo vệ tài sản, gây chết người, là lỗi cố ý trực tiếp.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: là trường hợp chủ thể thực hiện hành vi thấy trước được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả do hành vi ấy gây ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Thấy người khác nguy hiểm tính mạng trong khi mình có đủ điều kiện cứu giúp là lỗi cố ý gián tiếp.
+ Lỗi vô ý do quá tự tin, là trường hợp chủ thể thực hiện hành vi thấy trước được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi ấy gây ra, nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó sẽ không xảy ra, nếu xảy ra sẽ ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đã xảy ra. VD: Hai thanh niên đua xe, tự tin vào tay lái của mình, nhưng hậu quả đã gây tai nạn chết người. Trường hợp này, đua xe là vi phạm hành chính, còn chết người là vi phạm luật ATGT gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Lỗi cố ý do cẩu thả: Là trường hợp chủ thể hành vi đã không thấy trước được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, không thấy trước được hậu quả do hành vi ấy gây ra mặc dù phải thấy trước và hậu quả đã xảy ra. VD: Bác sỹ mổ bệnh nhân nhưng để quên kéo trong bụng, một thời gian sau bệnh nhân chết, đây là vô cố cẩu thả. Hoặc người thợ xây làm rơi gạch trúng đầu người khác gây chết người, đây là lỗi vô ý.
* Xét chủ thể có năng lực trách nhiệm phap lý thực hiện:
– Đối với tổ chức: các tổ chức hợp pháp
– Đối với cá nhân: Từ 14 đến dưới 16 tuổi và là người có lý trí
VD: A dâm chết B khi 13 uổi rưỡi thì vẫn coi là chưa có tội,hoặc người ắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác, mất khả năng nhận thức, hành vi thì coi như không có tội.
Người dùng rượu bia, ma túy không khiểm soát được bản thân dẫn đến phạm tội thì coi là đã phạm tội.
Kết luận: Để xem xét có vi phạm pháp luật xảy ra hay không, ta phải căn cứ vào cả bốn dấu hiệu nêu trên, nếu thiếu một trong bốn dấu hiệu đó thì chủ thể không bị truy cứu trách nhiệm lý.