Việt Nam thuộc hệ thống pháp luật nào?
Việt Nam thuộc hệ thống pháp luật nào? Việt Nam theo hệ thống pháp luật Common law hay hệ thống pháp luật Civil Law?
Hiện nay, trên thế giới có 02 hệ thống pháp luật là hệ thống Common law (hệ thống pháp luật Anh Mỹ) và hệ thống Civil law (hệ thống pháp luật Pháp Đức). Trong đó, hệ thống Common law chủ yếu sử dụng nguồn luật là án lệ trong xét xử, trái lại, Civil law lại dùng luật thành văn làm nguồn luật trong quá trình xét xử.
>>> Xem thêm:
- 200 câu nhận định đúng sai môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Đất đai có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật So sánh có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai môn Luật Hành chính có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai Luật tố tụng dân sự có đáp án
- 200 câu nhận định đúng sai có đáp án môn Luật Thương mại quốc tế
- 300 câu nhận định đúng sai môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Việt Nam có hệ thống pháp luật mang nhiều đặc điểm của hệ thống Civil law. Tuy nhiên, Việt Nam ta không thừa nhận mình thuộc trường phái Common law hay Civil law một cách cụ thể.
Ngày nay, hệ thống pháp luật Việt Nam có đặc trưng của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa kết hợp những yếu tố ngoại lai do quá trình hội nhập kinh tế với phương Tây kể từ thời kỳ đổi mới.
Ở Việt Nam và các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, lấy học thuyết Mác – Lênin làm nền tảng phát triển cho toàn xã hội, trong đó có lĩnh vực pháp lý.
Pháp luật là sự thể chế hóa đường lối của chính trị, công cụ của giai cấp thống trị dùng để đảm bảo cho lợi ích kinh tế và giữ vững nền chuyên chính.
Trong quan điểm này, luật không thể sinh ra từ khu vực “tư”, đó là một luận điểm của Lênin. Khẳng định theo Lênin rằng: “Mọi pháp luật đều là luật công, đó chỉ là một phương thức khác thể hiện tư tưởng: Mọi quan hệ pháp lý đều tuân theo tư tưởng chính trị và quy phạm pháp luật không thể là sự phản ánh cho những nguyên tắc công lý tiêu biểu cho chúng”.
Bị ảnh hưởng sâu sắc bởi hệ tư tưởng trên, pháp luật Việt Nam là sự thể chế hóa các chính sách của Đảng cộng sản cầm quyền.
Dựa trên nền tảng của hai yếu tố: “Công hữu hóa tư liệu sản xuất và sự thiết lập chính quyền nhân dân”, pháp luật xã hội chủ nghĩa thiết lập các hình thức pháp luật thông qua kỹ thuật lập pháp. Pháp luật Việt Nam cũng bị chi phối bởi nền tảng trên để xây dựng nguồn pháp luật của mình.
Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay về nguyên tắc chỉ coi văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất và “là hình thức pháp lý tiến bộ nhất” so với các loại nguồn luật khác. Có thể dẫn ra mấy lý do như sau:
– Một là, sự coi trọng nguyên tắc tập trung quyền lực vào Quốc hội dẫn đến thiết lập thẩm quyền tối cao về lập pháp cho cơ quan này;
– Hai là, bị ảnh hưởng bởi truyền thống pháp luật xã hội chủ nghĩa không công nhận án lệ là một nguồn chính thức;
– Ba là, năng lực của các thẩm phán không hội đủ điều kiện để xây dựng nguồn luật từ án lệ.
Như vậy, ngoài những đặc thù của chế độ chính trị, việc Việt Nam không coi luật án lệ là một nguồn luật cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân thực tế của một nền tư pháp ít được tin cậy.
Hệ thống văn bản do Quốc hội và các cơ quan khác ban hành vẫn chiếm lĩnh một vị trí trọng yếu trong hệ thống pháp luật Việt Nam thời gian tới.